Những việc cần làm khi gặp tai nạn tại hồ bơi
Nếu con bạn là nạn nhân mém chết đuối thì bạn cần có biết cách giải cứu thật nhanh để ngăn chặn bi kịch này.
Trẻ con có thể ngạt ở mực nước chỉ 5cm mà thôi, chỉ cần đủ để lấp mặt và mũi bé. Bạn cần có sẵn những dụng cụ sơ cứu căn bản nhất ở hồ bơi bao gồm bộ sơ cấp cứu y tế và phao cứu hộ.
Những việc cần làm khi nguy cấp
Nếu bé bị chìm dưới nước, việc đầu tiên là tìm mọi cách đưa lên bờ và kiểm tra xem bé còn thở không. Nếu không, đặt bé trên mặt phẳng cứng, la lớn gọi giúp đỡ và thực hiện hô hấp nhân tạo (kỹ thuật hồi sức tim-phổi CPR).
Đừng bao giờ nghĩ rằng lúc này đã quá muộn, ngay cả khi bé không hề đáp ứng gì hết thì vẫn tiếp tục hồi sức cho bé cho đến khi đội ngũ y tế đến. Phụ huynh nên học kỹ thuật hô hấp nhân tạo nhất là khi nhà bạn có hồ bơi. Nếu bạn không biết kỹ thuật hô hấp nhân tạo, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Để mở rộng đường thở cho bé, hơi ngửa đầu bé ra sau bằng một tay, tay . còn lại nâng cằm bé lên. Kê tai vào miệng và mũi bé để nghe và cảm nhận xem bé có đang thở không.
- Nếu bé không thở:
- Trẻ dưới 1 tuổi: kê miệng vào mũi và miệng bé, hà 2 hơi liên tục, mỗi hơi kéo dài 1 giây rưỡi. Nhìn lồng ngực bé có cử động lên xuống không.
- Trẻ lớn hơn 1 tuổi: Kẹp mũi bé lại và đưa miệng sát miệng bé. Hà hơi thật chậm và mạnh, mỗi hơi khoảng 1.5 giây đến 2 giây. Chờ lồng ngực bé phồng lên rồi xẹp xuống thì hà tiếp hơi thứ 2.
- Nếu lồng ngực bé căng lên, kiểm tra mạch của bé. Nếu ngực không căng lên, thử hà hơi lại.
- Kiểm tra mạch: Đặt 2 ngón tay lên cổ bé nơi giáp với quả táo Adam(đối với trẻ nhũ nhi thì đặt tay vào mặt trong cánh tay giữa khuỷu tay và vai). Chờ 5 giây. Nếu có mạch, hà hơi mỗi 3 giây. Kiểm mạch mỗi một phút rồi tiếp tục hà hơi đến khi bé tự thở hoặc đội ngũ y tế đến.
- Nếu không tìm ra mạch:
- Trẻ dưới 1 tuổi: tưởng tượng có 1 đường giữa 2 núm vú bé, đặt 2 ngón tay ngay dưới điểm giữa ngực. ấn ngực 5 cái trong khoảng 3 giây. Sau 5 lần ấn thì hà hơi mũi miệng 1 lần. (5:1)
Trẻ lớn hơn 1 tuổi: dùng cạnh dưới bàn tay ấn ngực 5 lần vào giữa xương ức (ngay phía trên nơi xương sườn 2 bên gặp nhau) trong khoảng 3 giây. Sau 5 lần ấn ngực thì kẹp mũi bé lại và hà hơi qua miệng bé 1 lần.
Tất cả tuổi: cứ ấn ngực 5 lần thì hà hơi 1 lần trong 1 phút, sau đó kiểm mạch. Lặp lại đến khi có mạch hoặc nhân viên y tế đến.
Bạn cần giữ bé luôn ấm nên hãy cởi đồ ướt ra và đắp mền hay khăn khô cho bé. Tất cả các bé suýt chết đuối đều phải vào viện kiểm tra trong vòng 24 giờ.
Phòng ngừa vẫn là cách hiệu quả nhất. Do đó, đừng bao giờ để bé ra hồ, ra biển 1 mình, kể cả spa hay bất cứ chỗ nào có nước.
Trên đây là những biện pháp khi gặp tai nạn đuối nước tại bể bơi. Mọi người hãy trang bị tốt cho mình những kiến thức cơ bản về sơ cứu người khi bị đuối nước để tránh gặp những trường hợp đáng tiếc nhé.
Xem thêm: https://tipshoboi.blogspot.com
Những việc cần làm khi gặp tai nạn tại hồ bơi
Reviewed by tbbbhanteco@gmail.com
on
tháng 7 27, 2019
Rating:
Không có nhận xét nào: